Trang chủ / Tư vấn doanh nghiệp / [Mới nhất] Thành Lập Công Ty Tại Bình Dương Cần Những Cần Gì

[Mới nhất] Thành Lập Công Ty Tại Bình Dương Cần Những Cần Gì

thành-lập-công-ty-cần-những-gì
thành-lập-công-ty-cần-những-gì

Quý Khách có nhu cầu thành lập công ty tại Bình Dương nhưng chưa rõ cần phải chuẩn bị những gì?

Trong bài viết này, Thiện Khánh xin hướng dẫn chi tiết những nội dung công việc cần hoàn thành để doanh nghiệp yên tâm hoạt động

Quý Khách vui lòng xem nội dung chi tiết dưới đây

I. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2014 mới nhất, có 4 loại hình doanh nghiệp sau:

– Doanh nghiệp tư nhân: Là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

+ DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN, chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh

+ DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty tnhh hoặc công ty cổ phần.

– Công ty TNHH một thành viên: Là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có các đặc điểm sau:

+ Chủ sở hữu là một tổ chức hoặc một cá nhân

+ Tài sản chủ sở hữu tách biệt với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

+ Công ty tnhh một thành viên không được quyền phát hành cổ phần

+ Vốn điều lệ của công ty tnhh một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị của tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công Ty TNHH Hai Thành Viên trở lên là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong đó:

+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50.

+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Doanh Nghiệp.

+ Không được quyền phát hành cổ phần.

– Công ty cổ phần: Công ty Cổ Phần là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong đó:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (CP):

+ Cổ đông sở hữu cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiếu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

+ Cổ đông có quyền tư do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh Nghiệp.

+ Công Ty Cổ Phần có quyền phát hành cổ phiếu các loại để huy động vốn.

II. Lựa chọn tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp

– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng

Ví dụ:

– Công ty TNHH Thiện Khánh;

– Công ty TNHH Một Thành Viên Thiện Khánh;

– Công ty Cổ Phần Thiện Khánh;

– Doanh Nghiệp Tư Nhân Thiện Khánh;

2. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

+ Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

+ Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ:

– Thien Khanh company limited;

– Thien Khanh Corporation; Thien Khanh joint stock company;

– Thien Khanh Private Enterprise;

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

4. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

+ Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

5. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

+ Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

III. Chuẩn bị trụ sở chính hợp lệ

Theo quy định của Điều 35 Luật doanh nghiệp:

– Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Tại Bình Dương, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh quy định về trụ sở doanh nghiệp như sau:

+ Nếu trụ sở doanh nghiệp đã có đầy đủ số nhà thì ghi cụ thể số nhà.
Ví dụ: Số 34 Đường Nguyễn Văn Tiết, Khu phố 4, Phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam

+ Nếu trụ sở chính của doanh nghiệp chưa có số nhà thì ghi theo thửa đất doanh nghiệp đặt trụ sở.

Ví dụ: Thửa đất số 571, tờ bản đồ số 8, khu 6, Phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

– Trụ sở chính của doanh nghiệp bắt buộc phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

+ Nếu người đại diện theo pháp luật đồng thời là chủ sở hữu trụ sở chính thì cần phải có sổ đất photo để chứng minh.

+ Nếu là trụ sở đi thuê, doanh nghiệp cần ký hợp đồng thuê nhà và photo sổ đất nơi đặt trụ sở để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp.

Trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện về quyền sử dụng hợp pháp, cơ quan thuế có thể từ chối không cho doanh nghiệp sử dung hóa đơn VAT. Doanh nghiệp cần lưu ý đặc biệt điểm này.

IV. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, Doanh Nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

STT Tên ngành Mã ngành
01 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm 4651

2. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản.

6810

3. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Hoạt động viễn thông khác

Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

6190

4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

5. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

4663

IV. Xác định mức vốn điều lệ phù hợp

Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và thực tế của doanh nghiệp. Doanh Nghiệp lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp. Dưới đây là những lưu ý về vốn điều lệ của doanh nghiệp.

1. Vốn điều lệ là vốn thực góp

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.

Như vậy, chỉ có tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ mới là số vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết góp/đăng ký mua vào công ty. Nếu sau thời hạn nêu trên mà thành viên, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết góp/đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp.

2. Đặc điểm của vốn điều lệ

a) Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định thành viên, cổ đông phải thanh toán phần vốn góp, số cổ phần cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết/đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn điều lệ theo cam kết chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty TNHH và trong thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua đối với công ty cổ phần.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày 01/7/2015, thời hạn góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.

b) Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau
Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định , tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Riêng đối với quyền sở hữu trí tuệ, Luật cũng quy định rõ quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

3. Vai trò cơ bản của vốn điều lệ trong công ty

Một trong những ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.

Cụ thể, thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Đồng thời, Luật Doanh nghiệp cũng quy định thành viên, cổ đông có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp cũng như được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

V. Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Doanh nghiệp căn cứ theo những quy định bên dưới để lựa chọn người đại diện theo pháp luật phù hợp.

1. Khái niệm người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

2. Số lượng người đại diện theo pháp luật

Đây là một trong những điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật.

3. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2014 thì người đại diện theo pháp luật có những trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ nêu trên.

4. Về việc cư trú của người đại diện theo pháp luật

Ngoài ra, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Nếu hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác, người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc, hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Một số lưu ý khác về người đại diện theo pháp luật

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trên đây là những nội dung công việc cần chuẩn bị khi thành lập công ty. Quý Khách cần hỗ trợ điều gì vui lòng liên hệ với Kế Toán Thiện Khánh. Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THIỆN KHÁNH
———————————————————————-

Điện thoại: 0971.339.469 – 0911.556.859

Địa chỉ: Số 521 Nguyễn Tri Phương, Khu Phố 4, Phường An Bình, Dĩ An, Bình Dương

Website: www.thanhlapcongtybinhduong.com

Email: tuvanthienkhanh@gmail.com

Kiểm tra lại

[Mới] Thủ Tục Thành Lập Công Ty Vật Tư Nông Nghiệp Tại Bình Dương

Bài viết hướng dẫn cách thành lập công ty Vật Tư Nông Nghiệp tại Bình …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *