Mức vốn điều lệ là nội dung bắt buộc phải kê khai khi đăng ký thành lập công ty. Vậy mức vốn như thế nào là phù hợp, đặc biệt là với công ty mới thành lập.
Trong bài viết này, Thiện Khánh xin giải đáp chi tiết thắc mắc về vốn điều lệ doanh nghiệp. Những vấn đề liên quan mật thiết đến vốn điều lệ.
Tư vấn miễn phí: 0971.339.469 – 0911.556.859

1. Vốn điều lệ là gì?
– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
– Đây là mức vốn phải có xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
– Mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập doanh nghiệp là mức vốn thành viên công ty cam kết đóng góp được ghi nhận trong điều lệ công ty.
2. Mức vốn điều lệ công ty phụ thuộc vào điều gì?
– Luật doanh nghiệp 2014 không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Do vậy, khi thành lập doanh nghiệp nên dựa vào những cơ sở sau:
– Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
+ Với những ngành nghề quy định điều kiện về vốn, doanh nghiệp phải chọn mức tối thiểu bằng với quy định của pháp luật.
Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật là 2 tỷ đồng. Và không quy định mức vốn tối đa.
+ Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng
Danh sách những ngành yêu cầu về vốn, Quý Khách vui lòng xem tại đây
+ Với những ngành nghề không quy định về vốn, doanh nghiệp căn cứ vào những điều sau:
– Khả năng tài chính của mình;
– Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
– Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
– Dự án ký kết với đối tác
3. Vốn điều lệ liên quan tới điều gì?
– Vốn điều lệ liên quan đến phí môn bài phải nộp hàng năm:
+ Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
+ Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm
– Vốn điều lệ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông, chủ doanh nghiệp:
Vốn điều lệ là giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu tại công ty, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty.
– Vốn điều lệ liên quan đến chi phí lãi vay:
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn vay, nếu mức vốn điều lệ quá cao và doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ thì chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lệ của doanh nghiệp.
=>=>=> Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro nên doanh nghiệp nên đăng ký mức vốn điều lệ nhỏ ở thời điểm mới thành lập. Sau này khi hoạt động ổn định và cần tăng vốn thì doanh nghiệp làm thủ tục tăng vốn.
Thủ tục tăng vốn rất đơn giản.
4. Các hình thức góp vốn điều lệ
Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp
– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
5. Thời hạn góp vốn điều lệ
5.1 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
+ Theo khoản 2, Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014: Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp
5.2 Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Theo khoản 2, Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014: Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5.3 Đối với công ty cổ phần:
– Theo khoản 1, Điều 112 Luật Doanh nghiệp: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc, thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
5.4 Đối với công ty hợp danh:
Theo khoản 1, Điều 173 Luật Doanh nghiệp: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
Như vậy: Luật Doanh nghiệp không quy định thời hạn góp vốn của Công ty hợp danh. Tuy nhiên, khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp, thành viên hợp danh phải thực hiện đăng ký góp vốn, thời hạn cam kết góp vốn. Và thời hạn cam kết góp vốn đó chính là cơ sở căn cứ xác định thời hạn góp vốn của công ty hợp danh.
5.5 Đối với doanh nghiệp tư nhân:
Theo khoản 1, Điều 184 Luật Doanh nghiệp: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, Ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Như vậy: Thời hạn góp vốn đối với doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân phải góp đầy đủ số vốn ngay sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân.
6. Đăng ký góp vốn điều lệ nhưng không thực góp
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đăng ký mức vốn điều lệ cao chỉ nhằm “thể hiện” là chính và chủ doanh nghiệp cũng không thực hiện góp vốn ngay khi kinh doanh. Đối với trường hợp này chúng ta cần cân nhắc kĩ bởi:
– Những người đăng ký thành lập doanh nghiệp có nghĩa vụ phải góp vốn. Việc đăng ký nhưng không góp vốn đúng hạn là vi phạm pháp luật và người không góp sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý nhất định:
+ Người không thực hiện góp vốn thì đương nhiên không phải là thành viên của Công ty (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
+ Người không góp vốn đủ chỉ có quyền lợi tương ứng với tỉ lệ vốn đã góp.
Do đó, những người đang có ý định thành lập doanh nghiệp cần cân nhắc vì nếu không thực hiện góp vốn thì công sức kinh doanh có thể đến một ngày bị phủ nhận chỉ vì “quên” góp vốn.
7. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:
7.1. LUẬT DOANH NGHIỆP 2014 VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN
– Luật doanh nghiệp 2014 là văn bản cơ bản và quan trọng nhất trong việc điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Văn bản này được hướng dẫn bởi nhiều các nghị định, thông tư và các văn bản dưới luật
khác. Các doanh nghiệp và doanh nhân cần phải nắm vững và hiểu các quy định pháp luật trong quá trình vận hành doanh nghiệp để tránh các rủi ro
pháp lý liên quan;
– Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh Nghiệp 2014.
7. 2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LUẬT DOANH NGHIỆP
– Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
7.3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THIỆN KHÁNH
———————————————————————-
Điện thoại: 0971.339.469 – 0911.556.859
Website: www.thanhlapcongtybinhduong.com
Email: tuvanthienkhanh@gmail.com